Camera quan sat | | Tong dai dien thoai

Hãng iON Worldwide vừa tung ra iON Air Pro 2 camera hành động tích hợp Wi-Fi

Năm
Thứ
5
0
COM

Hãng iON Worldwide vừa tung ra iON Air Pro 2 camera hành động tích hợp Wi-Fi


ON Air Pro 2 có khả năng hoạt động tốt ở độ sâu 9m dưới mặt nước. Ảnh: iON.
Vừa qua iON Worldwide tung ra độc đáo và mới nhất của hãng đó chính là  Air Pro 2. Đây là mẫu camera hành động cao cấp. Hãng này  chuyên sản xuất camera hành động và các loại phụ kiện chuyên dùng. Sản phẩm mới cũng sở hữu thiết kế dạng trụ tròn với bộ cánh tông màu xanh – đen đậm chất thể thao tựa như model iON Air Pro từng được giới thiệu trước đây. iON Air Pro 2 có chiều dài khoảng 101,6 mm, đường kính 38,1 mm và nặng 150 g.
iON Air Pro 2 cũng sử dụng phần khung nhôm cao cấp bảo vệ các thành phần điện tử và quang học bên trong thiết bị. Phần vỏ bọc này, theo hãng, còn có khả năng chịu được áp lực nước ở độ sâu 9 m. Dọc theo thân máy là 2 nút chức năng bật/tắt nguồn và ghi hình. Tương tự như phiên bản cũ, các nút nhấn này cũng được bố trí cho phép người dùng có thể dễ dàng định vị và kích hoạt. iON Air Pro 2 cũng được trang bị ngàm hỗ trợ gắn trực tiếp vào các loại chân đế dùng cho mũ bảo hiểm hay sử dụng trên xe.

Về tính năng, iON Air Pro 2 sở hữu cảm biến độ phân giải 14 megapixel hỗ trợ ghi hình Full HD với tốc độ 30 khung hình/giây và chụp ảnh tĩnh độ phân giải tối đa 16MP. Cụm ống kính quang học ngay phía trước cảm biến có góc nhìn lên đến 180 độ – đủ bao quát hết mọi vật trong hầu hết các chuyến phiêu lưu, hành trình khám phá của người dùng. Thiết bị được tích hợp sẵn khe cắm thẻ nhớ định dạng microSD cùng 2 cổng giao tiếp khác là micro USB hỗ trợ sạc pin và mini HDMI cho phép xuất hình ảnh ra màn hình lớn. Ngoài micro tích hợp, iON Air Pro 2 còn được trang bị thêm ngõ cắm micro rời nhằm đáp ứng đối tượng có nhu cầu cao về chất lượng âm thanh trong các cảnh quay. iON Air Pro 2 còn được tích hợp kết nối không dây Wi-Fi cho phép người dùng điều khiển máy quay, xem lại ảnh/video hay tải trực tiếp thành quả lên Facebook nhờ ứng dụng iON cài đặt sẵn trên smartphone. Hiện tại, ứng dụng này chỉ hỗ trợ các thiết bị di động sử dụng nền tảng iOS hay Android.
Ngoài phiên bản tích hợp Wi-Fi trị giá khoảng 299 USD, iON Air Pro 2 còn có thêm một phiên bản tiêu chuẩn không tích hợp kết nối không dây với giá thành khoảng 249 USD.

Ống kính và góc quan sát

Hai
Thứ
2
0
COM
Ống kính là thấu kính hội tụ hình ảnh về chip cảm biến hình ảnh.

Có nhiều cách phân loại ống kính nhưng thường được phân theo hai loại chính: đa tiêu cự và tiêu cự cố định.



Ống kính có độ dài tiêu cự càng lớn thì quan sát càng xa và góc nhìn hẹp lại và ngược lại. Ngoài ra góc nhìn của ống kính cũng phụ thuộc vào tiết diện chip cảm biến hình ảnh, tiết diện phổ biến được sử dụng nhiều là 1/3”



Để lựa chọn ống kính cho phu hợp với nhu cầu, cần xác định tầm quan sát và góc quan sát.

Tìm hiểu thông số trong ống kính camera quan sát

0
COM


Tính toán theo đơn vị đo lường Feet

Chiều rộng của vật thể thu được khi dùng một camera với cảm biến CCD ¼” và lens có tiêu cự là 4mm ở khoảng cách quan sát 10 feet sẽ là bao nhiêu ?

Câu trả lời: H = D x h / f = 10 x 3.6 / 4 = 9 feet

Tính toán theo đơn vị đo lường mét

Chiều rộng của vật thể thu được khi dùng một camera với cảm biến CCD ¼” và lens có tiêu cự là 4mm ở khoảng cách quan sát 3m sẽ là bao nhiêu ?

Câu trả lời: H = D x h / f = 3 x 3.6 / 4 = 2.7m

Kiếu lens

    Fixed lens: Chiều dài tiêu cự là cố định, ví dụ: 4 mm

    Varifocal lens: Kiểu lens này cho phép điều chỉnh chiều dài tiêu cự thấu kính(đồng nghĩa với góc quan sát) bằng tay. Khi mà chiều dài tiêu cự bị thay đổi, ta cần lấy nét lại cho ống kính. Đa số ống kính kiểu này có dải tiêu cự 3.5~8mm

    Zoom lens: Chiều dài tiêu cự có thể được điều chỉnh trong một khoảng, ví dụ từ 6~48mm mà không cần quan tâm đến việc lấy net. Ống kính có thể được chỉnh bằng tay hoặc bằng motor, vì thế có thể được điều khiển từ xa.



Iris

Nhìn chung thì các network camera điều chỉnh lượng ánh sang đi vào cảm biến hình ảnh thông qua iris hay điều chỉnh bằng thời gian cảm biến phơi sáng. Trong các camera truyền thống, thời gian phơi sáng là cố định. Vai trò của Iris là điều chỉnh lượng ánh sáng đi qua lens. Có hai kiểu iris khác nhau trong các lens:

Iris được chỉnh tay

Iris trong lens được chỉnh tay thì thường được dùng khi camera được lắp đặt trong điều kiện ánh sáng ổn đinh. Các lens này không thể phản ứng với sự thay đổi cường độ ánh sáng vì thế iris được gắn với một “dải giá trị”, mỗi “giá trị” được dùng trong một điều kiện ánh sáng nhất định

Iris tự cân chỉnh ánh sáng

Trong điều kiện ngoài trời và nhưng nơi có ánh sáng thường xuyên thay đổi cường độ, một lens với iris có thể điều chỉnh tự động là một lựa chọn được ưu tiên.

Độ mở của iris được điều khiển bởi camera và là sự thay đổi liên tục để tối ưu mức sáng đi vào cảm biến ảnh.

    DC-controlled iris: Được kết nối với đường ra của camera, iris được điều kiển với vi xử lý của camera.

    Video-controlled iris: iris được điều khiển bởi tín hiệu video

F-number = Tiêu cự ống kính/Đường kính Iris

F-number của một lens là tỷ số giữa độ dài tiêu cự và đường kính lens . Nó ảnh hưởng đến lượng ánh sáng được chấp nhận đi vào cảm biến và đóng một vai trò quan trọng đối với hình ảnh thu được

F-number càng lớn thì lượng ánh sáng đi vào cảm biến càng nhỏ còn ngược lại thì lượng sáng vào cảm biến sẽ lớn và do đó chất lượng hình ảnh sẽ tốt hơn trong điều kiện ánh sáng yếu.Bảng dưới đây minh họa một số giá trị liên quan giữa f-number và lượng sáng được cảm biến hấp thụ:



Trong điều kiện ánh sáng hạn chế nên lắp một bộ lọc sắc trung tính phía trước lens. Việc này giảm lượng ánh sáng đi vào lens một cách đồng đều trên toàn bộ quang phổ hữu hình và buộc Iris mở gần như hoàn toàn để bù sáng. Nhiều loại camera ngày nay tích hợp bộ điều khiển iris tự động để đảm bảo rằng hình ảnh luôn rõ ràng quanh năm ngay cả khi cường độ ánh sáng bị thay đổi thường xuyên trong ngày

Tìm hiểu chuẩn nén H.264

0
COM
H.264 còn được gọi là AVC (Advanced Video Coding) hay MPEG-4 part 10 là một tiêu chuẩn cho nén video . H.264 tiết kiệm hình ảnh và sử dụng nền cho các khung hình tiếp theo, và chỉ ghi lại các chuyển động, nhưng linh hoạt hơn. Nó nén hình ảnh và làm giảm không gian cần trên ổ cứng mà vẫn bảo đảm được chất lượng của hình ảnh.

Lịch sử

Đầu năm 1998, Video Coding Experts Group (VCEG - ITU-T SG16 Q.6) đã đưa ra một lời kêu gọi kiến nghị về một dự án gọi là H.26L, với mục tiêu tăng gấp đôi hiệu quả mã hóa (có nghĩa là giảm một nửa tỉ lệ bit cần thiết cho một đưa ra mức độ trung thực) so với bất kì mã hóa video hiện có khác tiêu chuẩn cho nhiều ứng dụng rộng rãi. VCEG được chủ trì bởi Gary Sullivan (Microsoft [trước đây là PictureTel], Hoa Kì). Thiết kế đầu tiên cho rằng dự thảo tiêu chuẩn mới được thông qua trong Tháng Tám năm 1999. Năm 2000, Thomas Wiegand (Heinrich Hertz Viện, Đức) đã trở thành VCEG đồng chủ tịch. Năm 2001 Tháng Mười Hai, VCEG và Moving Picture Experts Group (MPEG - ISO / IEC JTC 1 / SC 29/WG 11) đã thành lập một liên Video Team ( JVT ), với điều lệ để hoàn thiện các tiêu chuẩn mã hóa video. Phê duyệt chính thức của đặc tả đến tháng 3 năm 2003. Các JVT được (là) chủ trì bởi Gary Sullivan, Thomas Wiegand, và Ajay Luthra (Motorola, Hoa Kì). Trong tháng sáu năm 2004, các phần mở rộng phạm vi Fidelity (FRExt). Dự án đã được hoàn thành. Từ tháng 1 năm 2005 đến tháng 11 năm 2007, các JVT được làm việc trên một phần mở rộng của H.264/AVC đối với khả năng mở rộng bởi một Phụ lục (G) được gọi là Scalable Video Coding (SVC). Các JVT đội ngũ quản lí đã được mở rộng bởi Jens-Reiner Ohm (Đại học Aachen, Đức). Kể từ tháng bảy năm 2006, các JVT hoạt động trên MultiView Video Coding (MVC), một phần mở rộng của H.264/AVC đối với quan điểm truyền hình miễn phí và truyền hình 3D.

Ứng dụng

H.264 được ứng dụng trong hầu hết trong các hình thức nén video kỹ thuật số  từ HDTV, nhạc lossless, phim HD….

CCTV (Close Circuit TV) hay Video giám sát thị trường đã bao gồm công nghệ trong các sản phẩm nhiều. Trước khi công nghệ này, các định dạng nén được sử dụng trong ngành công nghiệp DVRs Digital Video Recorders nói chung chất lượng thấp ở khả năng nén. Với việc áp dụng công nghệ nén H.264 cho ngành công nghiệp giám sát video, chất lượng ghi hình trở nên cải thiện đáng kể. Bắt đầu từ năm 2008, một số trong ngành công nghiệp giám sát thúc đẩy công nghệ H.264 như đồng nghĩa với chất lượng cao (HD) video.

Lợi ích

Việc sử dụng chuẩn nén H.264 giúp giảm băng thông mạng và dung lượng sử dụng ổ cứng khi ghi hình, thực tế là giảm hơn 50% so với chuẩn MP4 nhưng chất lượng video vẫn giữ được chất lượng.

Hình bên dưới so sánh chất lượng giữa MPEG-2 và H.264(MPEG-4 part 10)